Ngưỡng kháng cự (Resistance ) là một mức giá trên biểu đồ kỹ thuật mà giá cổ phiếu gặp khó khăn trong việc vượt qua và thường có xu hướng dao động xung quanh mức giá đó. Vùng kháng cự thường được hình thành bởi các mức giá cao trước đó hoặc là vùng giá có sức mua yếu hơn so với sức bán, làm cho giá cổ phiếu khó có thể tăng lên trên mức đó. Khi giá cổ phiếu tiếp cận vùng kháng cự, nhiều nhà đầu tư có xu hướng bán ra để chốt lời hoặc tránh rủi ro, gây ra sức ép bán và đẩy giá xuống trở lại. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu vượt qua vùng kháng cự, nó có thể tăng mạnh hơn do sự gia tăng sức mua từ các nhà đầu tư quan tâm. Vùng kháng cự là một trong những yếu tố quan trọng trong phân tích kỹ thuật và có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Giá cổ phiếu sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự khi có một yếu tố tích cực nào đó tác động rất mạnh, thông thường đó là lúc mà nhiều thông tin tích cực về doanh nghiệp được công bố nên nhiều người mua mới tin rằng tương lai doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh đột biến và cổ phiếu đó vẫn đang ở mức giá rẻ, khiến cho lực cầu duy trì mạnh hấp thụ hết số lượng cổ phiếu được bán ra.
Ở các ngưỡng kháng cự, khối lượng cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh lớn (bên bán đạt kỳ vọng nên chốt lời còn bên mua lại kỳ vọng về một mức giá cao hơn), điều đó khiến ngưỡng kháng cự vô tình trở thành một điểm tích lũy và tạo ra mặt bằng giá mới, một lớp nhà đầu tư "kẹp hàng" mới xuất hiện.
Khi có yếu tố tích cực tác động khiến giá cổ phiếu bứt phá vượt qua ngưỡng kháng cự để giao dịch ở một vùng giá cao hơn thì ngưỡng kháng cự cũ này lại trở thành ngưỡng hỗ trợ khó bị xuyên thủng. Nguyên nhân là nếu sau đó giá cổ phiếu giảm xuống mức này thì những người đang "kẹp hàng" có tâm lý không muốn bán ra vì đó là mức giá chưa có lời đối với họ nên lực cung vùng giá này trở nên yếu ...