(TyGiaMoi.com) - Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
(TyGiaMoi.com) - Phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp được chia làm 2 loại như sau:
- Trái phiếu niêm yết: Là loại trái phiếu được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, đồng thời được giao dịch rộng rãi trên các sàn tập trung như HNX và HSX. Toàn bộ quá trình giao dịch đều phải dựa trên các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Trái phiếu OTC: Hay còn gọi là trái phiếu phi tập trung, được giao dịch trên thị trường OTC. Giao dịch không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý mà dựa trên những thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư.
(TyGiaMoi.com) - Cơ hội và rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp
Cơ hội
- Lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm.
- Rủi ro thấp hơn cổ phiếu (do được ưu tiên thanh toán nợ trái chủ trước các cổ đông).
- Có thể mua đi bán lại tự do.
- Có thể thanh toán lãi suất định kỳ để tái đầu tư.
- Nếu giá trái phiếu tăng, lãi suất sẽ có thể được thêm vào giá vốn.
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Rủi ro
- Rủi ro lãi suất: Giá trị của trái phiếu doanh nghiệp có thể giảm nếu lãi suất tăng, khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn so với các khoản đầu tư có thu nhập cố định khác.
- Rủi ro tín dụng: là công ty phát hành trái phiếu có thể không thực hiện được nghĩa vụ trả lãi hoặc trả nợ gốc. Do đó, bạn cần phải đánh giá cẩn thận mức độ tin cậy của công ty trước khi đầu tư vào trái phiếu của công ty đó.
- Rủi ro lạm phát: Nếu lạm phát tăng, sức mua của thu nhập lãi từ trái phiếu doanh nghiệp có thể giảm.
- Rủi ro thanh khoản: Không giống như cổ phiếu, có thể mua và bán dễ dàng, trái phiếu doanh nghiệp có thể kém thanh khoản hơn, nghĩa là chúng có thể khó bán hơn nếu cần xoay tiền nhanh.