• (TyGiaMoi.com) - #

  • (TyGiaMoi.com) - A

  • (TyGiaMoi.com) - B

  • (TyGiaMoi.com) - C

  • (TyGiaMoi.com) - D

  • (TyGiaMoi.com) - E

  • (TyGiaMoi.com) - F

  • (TyGiaMoi.com) - G

  • (TyGiaMoi.com) - H

  • (TyGiaMoi.com) - I

  • (TyGiaMoi.com) - J

  • (TyGiaMoi.com) - K

  • (TyGiaMoi.com) - L

  • (TyGiaMoi.com) - M

  • (TyGiaMoi.com) - N

  • (TyGiaMoi.com) - O

  • (TyGiaMoi.com) - P

  • (TyGiaMoi.com) - Q

  • (TyGiaMoi.com) - R

  • (TyGiaMoi.com) - S

  • (TyGiaMoi.com) - T

  • (TyGiaMoi.com) - U

  • (TyGiaMoi.com) - V

  • (TyGiaMoi.com) - W

  • (TyGiaMoi.com) - X

  • (TyGiaMoi.com) - Y

  • (TyGiaMoi.com) - Z

Phá giá đồng tiền

Phá giá đồng tiền (Currency Devaluation) hay còn gọi là phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà Chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR...

Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.

Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.

(TyGiaMoi.com) - Bài viết liên quan