Ngược lại với các chính sách thắt chặt tiền tệ, việc nới lỏng tiền tệ. Nới lỏng tiền tệ thuộc về nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống được ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu. NHTW áp dụng nới lỏng định lượng bằng cách mua các tài sản tài chính từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác (quỹ hưu trí, doanh nghiệp) nhằm bơm một lượng tiền xác định vào nền kinh tế.
Biện pháp này khác so với cách truyền thống là mua-bán trái phiếu chính phủ nhằm giữ lãi suất thị trường ở mức mục tiêu. Nới lỏng tiền tệ sẽ làm tăng dự trữ dư thừa (mức cao hơn dự trữ bắt buộc) tại các ngân hàng, và làm tăng giá của tài sản tài chính, từ đó làm giảm lợi suất của các tài sản này.
Chính sách nới lỏng tiền tệ mở rộng thường bao hàm nghiệp vụ NHTW mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn nhằm làm giảm các mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường. Tuy nhiên, khi lãi suất ngắn hạn đã gần ở mức 0 hoặc bằng 0%, thì chính sách tiền tệ truyền thống sẽ không thể hạ thấp lãi suất được nữa. Nới lỏng tiền tệ có thể được sử dụng nhằm kích thích kinh tế bằng cách mua các tài sản dài hạn (không phải là trái phiếu chính phủ ngắn hạn), và như vậy sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống.
Khi các ngân hàng thương mại bán được tài sản cho NHTW các ngân hàng này sẽ có nhiều tiền hơn để cho vay, từ đó nền kinh tế sẽ có nhiều tiền để tài trợ cho các dự án kinh doanh; các dự án kinh doanh sẽ sử dụng nhiều nhân công hơn; việc làm được tạo ra và kinh tế được kích thích để phát triển. Đối với chính sách tiền tệ của Fed, mục tiêu giảm thiểu thất nghiệp là mục tiêu cao nhất, khác với ưu tiên của các NHTW khác trên thế giới, ví dụ ECB ưu tiên giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.
Hệ quả của chính sách nới lỏng tiền tệ đó là nguy cơ chiến tranh tiền tệ, biến động động tỷ giá và áp lực lạm phát.