• (TyGiaMoi.com) - #

  • (TyGiaMoi.com) - A

  • (TyGiaMoi.com) - B

  • (TyGiaMoi.com) - C

  • (TyGiaMoi.com) - D

  • (TyGiaMoi.com) - E

  • (TyGiaMoi.com) - F

  • (TyGiaMoi.com) - G

  • (TyGiaMoi.com) - H

  • (TyGiaMoi.com) - I

  • (TyGiaMoi.com) - J

  • (TyGiaMoi.com) - K

  • (TyGiaMoi.com) - L

  • (TyGiaMoi.com) - M

  • (TyGiaMoi.com) - N

  • (TyGiaMoi.com) - O

  • (TyGiaMoi.com) - P

  • (TyGiaMoi.com) - Q

  • (TyGiaMoi.com) - R

  • (TyGiaMoi.com) - S

  • (TyGiaMoi.com) - T

  • (TyGiaMoi.com) - U

  • (TyGiaMoi.com) - V

  • (TyGiaMoi.com) - W

  • (TyGiaMoi.com) - X

  • (TyGiaMoi.com) - Y

  • (TyGiaMoi.com) - Z

Lý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott là một hình thức Phân tích kỹ thuât dùng để phân tích những chu kỳ thị trường tài chính và từ đó đưa ra các dự báo.

(TyGiaMoi.com) - 1. Lý thuyết sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là một công cụ được dùng để phân tích các chu kỳ tài chính và dự báo về xu hướng giao dịch trên thị trường.

Lý thuyết sóng Elliott được phát minh bởi kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Cơ chế hoạt động của sóng Elliott dựa trên sự phân tích về tâm lý của nhà đầu tư, các mức cao và thấp trong giá cũng như yếu tố tập thể trong giao dịch.

Hiện nay, sóng Elliott có thể áp dụng được trên nhiều thị trường tài chính khác nhau. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở thị trường chứng khoán, cổ phiếu và Crypto hay Forex. Ngoài việc dự báo được xu hướng của giá, sóng Elliott còn giúp cho nhà đầu tư biết được thị trường đang ở trong giai đoạn nào. Từ đó xác định được điểm vào lệnh (Entry Point) tốt nhất, điểm cắt lỗ (Stop loss) ngắn hơn và điểm chốt lời (take profit) dài hơn.

(TyGiaMoi.com) - 2. Cấu trúc của sóng Elliott

Cấu trúc mô hình sóng Elliott rất đa dạng và có sự biến đổi liên tục theo xu hướng thị trường. Chính vì thế, nhà đầu tư buộc phải nắm được cấu trúc, ký hiệu, tên gọi cũng như đặc điểm của các mô hình sóng này để có thể giúp cho quá trình phân tích thị trường trở nên dễ dàng hơn.

Cấu trúc mô hình cơ bản của sóng Elliott

+ Sóng Elliott sẽ diễn biến theo xu hướng mô hình 5 sóng là chủ đạo. Sau đó, hồi lại theo các quá trình điều chỉnh 5 sóng hoặc 3 sóng trước khi tiếp tục trở lại xu hướng chủ đạo của nó.

+ Các sóng trong xu hướng chủ đạo sẽ được gọi là sóng chủ hay sóng đẩy và được đánh dấu theo những số thứ tự 1-2-3-4-5. Các sóng diễn biến ngược lại với xu hướng chủ đạo này sẽ được gọi là sóng điều chỉnh và được đánh dấu phân biệt bằng các chữ cái là A-B-C (D-E)

+ Trong mô hình sóng Elliott, sóng chủ và sóng điều chỉnh sẽ được sắp xếp xen kẽ nhau trong mọi cấp độ của xu hướng cũng như trong mọi quy mô thời gian.

Điều làm cho sóng Elliott trở nên phức tạp, dễ nhầm lẫn là tính chất sóng trong sóng. Có nghĩa là trong một con sóng mẹ lại chứa nhiều sóng con trong nó. Và trong một con sóng con lại có nhiều con sóng bé hơn nữa

(TyGiaMoi.com) - 3. Đặc điểm của sóng chủ và một số mô hình sóng Elliott điều chỉnh

a) Đặc điểm của sóng chủ

Như đã nói ở trên, sóng Elliott sẽ bao gồm 5 sóng chủ và từng loại sóng sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Sóng 1: biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Khối lượng mua vào nhiều khiến cho giá bị đẩy lên cao. Mặc dù vậy, sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu và lúc này các thông tin cơ bản về những công ty đang được niêm yết trên thị trường hầu hết vẫn là thông tin tiêu cực. Bên cạnh đó chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xuất hiện chủ yếu vẫn là thị trường suy thoái, Vì thế sóng 1 rất ít khi được các chuyên gia phân tích kỹ thuật nhận diện.
  • Sóng 2: được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy đã đạt mục tiêu lợi nhuận mà mình mong muốn. Lúc này giá giao dịch sẽ bị giảm xuống một chút. Sóng 2 thường được dùng để điều chỉnh sóng 1 nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ được vượt quá điểm khởi đầu của sóng 1. Khối lượng trong sóng 2 thường thấp hơn sóng 1 và giá sẽ được điều chỉnh giảm thường nằm trong khoảng 0.382 - 0.618 của mức cao nhất sóng 1.
  • Sóng 3: được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm cho giá bị đẩy lên cao hơn. Đây cũng là sóng mạnh và dài nhất trong số 5 sóng chủ. Ngay từ điểm khởi đầu của sóng 3 thị trường vẫn còn nhiều thông tin tiêu cực nên các nhà đầu tư vẫn chưa kịp mua vào. Tuy nhiên khi đến lưng chừng sóng 3 thì thị trường đã bắt đầu xuất hiện những thông tin tích cực và điều đó khiến cho các nhà đầu tư bắt đầu nhảy vào. Điểm cao nhất của sóng 3 có thể cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1
  • Sóng 4: xuất hiện khi nhiều nhà đầu tư chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này được đánh giá là yếu hơn các sóng trước. Sóng 4 thường có khối lượng thấp hơn sóng 3 và mức giá sẽ được điều chỉnh trong khoảng 0.382 - 0.618 của sóng 3.
  • Sóng 5: là giai đoạn khối lượng giao dịch tăng cao do xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư mua một cách ồ ạt. Điều này sẽ khiến cho giá trở nên đắt hơn bao giờ hết. Đây cũng là đợt sóng cuối cùng của sóng chủ và lúc này thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường khiến cho các nhà đầu tư liên tục mua vào. Khối lượng của sóng 5 là rất lớn tuy nhiên thông thường nó vẫn nhỏ hơn sóng 3. Vào cuối con sóng 5 thì thị trường cũng nhanh chóng chuyển hướng.

b) Một số mô hình sóng điều chỉnh

Các sóng điều chỉnh của sóng Elliott có thể hoạt động theo 3 mô hình sau đây:

- Mô hình zig-zag (sóng chữ Z): Mô hình này gồm những bước giá đi ngược chiều với xu hướng chủ của thị trường trước đó. Loại mô hình này sẽ bao gồm 3 sóng nhỏ kết hợp lại với nhau theo dạng hình chữ Z có cấu trúc bên trong là 5-5-3. Trong đó sóng A và sóng C thường có chiều dài lớn hơn sóng B. Mô hình zig-zag của sóng điều chỉnh xuất hiện ở sóng Zigzag thường xuất hiện ở sóng thứ 2 là chủ yếu và đôi khi nó cũng xuất hiện ở sóng thứ 4 theo quy luật hoán đổi – Alteration.

- Mô hình phẳng (sóng chữ N): Là dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang (sideways) trong đó chiều dài của từng sóng sẽ tương đối bằng nhau có cấu trúc bên trong là 3-3-5. Trong đó sóng A và sóng C sẽ cùng chiều với nhau và ngược chiều với sóng B. Mô hình sóng chữ N thường xuất hiện ở sóng thứ 2 và 4.

- Mô hình tam giác: Bao gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của hai đường xu hướng và di chuyển trong xu hướng sideways. Thông thường những hình tam giác biểu thị cho mô hình sóng này đó là tam giác cân, tam giác mở rộng tam giác giảm dần hoặc tăng dần. Cấu trúc sóng bên trong của mô hình tam giác là 3-3-3-3-3 và mô hình này thường xuất hiện ở sóng 4.

(TyGiaMoi.com) - 4. Các quy tắc của sóng Elliott

Khi sử dụng sóng Elliott để giao dịch, nhà đầu tư cần bắt buộc phải tuân theo 3 nguyên tắc dưới đây:

Ba quy tắc khi đếm sóng

  • Sóng 2 không nên được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
  • Sóng 4 không được đi vào khu vực của sóng 1

Ba hướng dẫn khi đếm sóng

  • Khi sóng 3 là sóng cao nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1
  • Cấu tạo của sóng 2 và sóng 4 có thể thay thế nhau: Nếu sóng 2 hiệu chỉnh đơn giản và phẳng thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh phức tạp và mạnh, hoặc ngoặc lại.
  • Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (A, B, C) sẽ kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó.

(TyGiaMoi.com) - 5. Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

  • Nắm vững quy tắc đếm sóng

Muốn giao dịch theo sóng Elliott thì đầu tiên nhà đầu tư cần phải nắm vững các quy tắc đếm sóng đã hướng dẫn ở trên.

  • Phân tích đa khung thời gian

Nhà đầu tư cần phải suy xét và phân tích tất cả khoảng thời gian trước đó, hiện tại và diễn tiến sau. Điều này sẽ giúp bạn có góc nhìn rộng hơn. Từ đó, bạn có thể suy đoán được chính xác khối lượng giao dịch và thị trường cổ phiếu đang ở pha nào, sóng nào.

  • Kiên nhẫn chờ đợi xác nhận của khối lượng giao dịch

Nếu muốn giao dịch hiệu quả thì nhà đầu tư cần phải học tính kiên nhẫn, chờ đợi xác nhận của khối lượng giao dịch. Đồng thời lặng lẽ quan sát thêm 1 thời gian để chờ tín hiệu đảo trend.

Bên cạnh đó, sóng Elliott thường đi kèm với sự dịch chuyển của giá. Do đó, yếu tố chủ đạo để xác nhận sóng giao dịch là sự gia tăng của khối lượng giao dịch trên thị trường. Ngoài ra các nhà đầu tư còn có thể xác nhận khối lượng giao dịch thông qua việc kết hợp với các công chỉ báo kỹ thuật như chỉ báo khối lượng (Volume), chỉ báo khối lượng cân bằng (OBV), chỉ số dòng tiền MFI, chỉ báo tích lũy/phân phối,...

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.

(TyGiaMoi.com) - Bài viết liên quan