• (TyGiaMoi.com) - #

  • (TyGiaMoi.com) - A

  • (TyGiaMoi.com) - B

  • (TyGiaMoi.com) - C

  • (TyGiaMoi.com) - D

  • (TyGiaMoi.com) - E

  • (TyGiaMoi.com) - F

  • (TyGiaMoi.com) - G

  • (TyGiaMoi.com) - H

  • (TyGiaMoi.com) - I

  • (TyGiaMoi.com) - J

  • (TyGiaMoi.com) - K

  • (TyGiaMoi.com) - L

  • (TyGiaMoi.com) - M

  • (TyGiaMoi.com) - N

  • (TyGiaMoi.com) - O

  • (TyGiaMoi.com) - P

  • (TyGiaMoi.com) - Q

  • (TyGiaMoi.com) - R

  • (TyGiaMoi.com) - S

  • (TyGiaMoi.com) - T

  • (TyGiaMoi.com) - U

  • (TyGiaMoi.com) - V

  • (TyGiaMoi.com) - W

  • (TyGiaMoi.com) - X

  • (TyGiaMoi.com) - Y

  • (TyGiaMoi.com) - Z

Lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ (còn được gọi là Bất lợi thương mại hay Lợi thế thương mại âm) được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ (thời điểm công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát công ty con). (Theo Thông tư số 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính hợp nhất.)

Lợi thế thương mại cũng chính là một khái niệm được sử dụng để nhằm ám chỉ sự khác biệt tại một thời điểm nào đó giữa giá trị thị trường của một công ty và tổng giá trị sổ sách của tài sản ròng mà nó nắm giữ. Nếu một công ty khác muốn mua công ty này, thì lợi thế thương mại được hiểu chính là khoản mà người mua phải trả thêm ngoài giá trị tài sản của nó, do chỗ nó có các mối quan hệ thương mại, danh tiếng, kỹ năng quản lý và công nghệ đặc biệt. Khi một công ty có tiếng xấu thì giá trị thị trường của nó đối với người muốn mua công ty có thể nhỏ hơn giá trị sổ sách ghi trong bảng tổng kết tài sản. Trong trường hợp đó, lợi thế thương mại bị coi là âm.

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.

(TyGiaMoi.com) - Bài viết liên quan