Cổ phiếu OTC là cổ phiếu chưa niêm yết tập trung trên sàn chứng khoán, giá giao dịch thể hiện trên giấy tờ theo mệnh giá là: 10.000 vnđ, mặc dù giá giao dịch thực tế có thể chênh lệch nhiều lần so với mệnh giá.
Đây chính là giai đoạn mua bán sơ khai của chứng khoán được thực hiện một cách thủ công tại quầy của các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Phương thức giao dịch chủ yếu là mua bán trực tiếp, thương lượng thỏa thuận giá. Giá cổ phiếu OTC tăng hay giảm không theo một biên độ nhất định nào mà mức giá do người mua và người bán tự giao kèo.
Là giai đoạn giao dịch sơ khai của chứng khoán, cổ phiếu OTC được mua bán thủ công tại quầy các ngân hàng, công ty chứng khoán (đóng vai trò như mạng lưới môi giới - đại lý) thay vì trên sàn giao dịch. Theo đó, cách thức trao đổi chủ yếu sẽ là trực tiếp, thương lượng, thoả thuận giá. Cũng vì vậy mà giá cổ phiếu OTC tăng, giảm không tuân theo một biên độ nhất định mà phụ thuộc vào mức người mua, người bán tự thống nhất.
Ngoài ra OTC còn đóng vai trò như một thị trường thứ cấp để điều hoà, lưu thông các nguồn vốn, đảm bảo chuyển hoá nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế. Hiện nay trên thế giới, đây là thị trường chứng khoán bậc cao. Đặc biệt, OTC có thể là cổ phiếu, các khoản nợ hoặc chứng khoán phái sinh, hợp đồng tài chính có giá trị từ tài sản cơ bản như hàng hoá.
(TyGiaMoi.com) - Đặc tính nổi bật của cổ phiếu OTC
Nhìn chung tất cả thị trường OTC trên thế giới hiện đi theo mô hình NASDAQ của Mỹ nên sẽ mang các đặc điểm như:
Chứng khoán giao dịch trên thị trường gồm 2 loại:
- Các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch nhưng đã đáp ứng điều kiện về thanh khoản, yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC. Đây là những cổ phiếu từ công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, có tiềm năng phát triển.
- Các chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch.
Cơ chế lập giá tại đây chủ yếu được thực hiện qua thoả thuận song phương thay vì cơ chế đấu giá quen thuộc trên Sở giao dịch. Hình thức khớp lệnh của OTC rất ít phổ biến, chỉ được áp dụng với các lệnh nhỏ. Bởi vì gắn liền với thương lượng cá nhân nên một loại chứng khoán tại cùng một thời điểm có thể sở hữu nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên sau khi nhà tạo lập thị trường và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử xuất hiện đã dẫn đến sự cạnh tranh về giá, vô hình trung khiến nhà đầu tư hưởng lợi khi được theo dõi sự đấu giá giữa các nhà tạo lập thị trường.
Các nhà tạo lập thị trường là những công ty giao dịch – môi giới, thường hoạt động dưới 2 hình thức là tự giao dịch cho bản thân bằng nguồn vốn công ty và trở thành môi giới để hưởng hoa hồng.
OTC sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết với người tham gia giao dịch, được sử dụng để đặt lệnh, đàm phán, cập nhật thông tin…
OTC có quản lý tương tự như thị trường chứng khoán tập trung, được chia thành 2 cấp:
- Cấp quản lý Nhà nước do cơ quan quản lý thị trường trực tiếp hoạt động theo Pháp luật, thông thường là Uỷ ban Chứng Khoán Nhà nước.
- Cấp tự quản là hiệp hội kinh doanh chứng khoán quản lý như ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...hoặc trực tiếp được nắm giữ bởi sở giao dịch như Anh, Pháp, Canada...
- Cổ phiếu OTC có cơ chế thanh toán linh hoạt, thời gian không cố định mà rất đa dạng như T+0, T+1, T+2,T+x...tuỳ theo thương vụ.
(TyGiaMoi.com) - Ưu và khuyết điểm của cổ phiếu OTC
Cũng giống như cổ phiếu Bluechip, Penny, Midcaps, cổ phiếu OTC vẫn tồn tại được trên thị trường chứng khoán bởi vì sở hữu cả ưu và khuyết điểm đáng cân nhắc, cụ thể:
- Mang đến cơ hội tiếp cận đa dạng loại cổ phiếu không có trên các sàn giao dịch tiêu chuẩn như trái phiếu, chứng khoán phái sinh.
- Có cơ hội thu được lợi nhuận ấn tượng từ việc thu mua cổ phiếu giá rẻ từ công ty nhỏ (cổ phiếu Penny)
- Giá mua thấp, biên độ tăng giá không bị ràng buộc nên nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao hơn kỳ vọng.
- Tính thanh khoản kém do khối lượng ít, giao dịch chậm và mức độ chênh lệch giá mua - bán rộng, khó nắm bắt
- Ít thông tin có sẵn để nhà đầu tư tham khảo
- Dễ bị đầu cơ, “bong bóng” giá
(TyGiaMoi.com) - Cổ phiếu OTC và tình hình giao dịch tại Việt Nam
Tại Việt Nam, OTC còn được gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung. Theo quyết định việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, thị trường chứng khoán phi tập trung được tổ chức theo hướng thông qua các giải pháp:
- Thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung đối với công ty đủ điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán.
- Nghiên cứu cơ chế giao dịch đối với chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết theo mô hình thoả thuận thông qua các công ty chứng khoán.
- Các giao dịch chứng khoán tập trung thanh toán và chuyển giao thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát của thị trường giao dịch chứng khoán trong việc công bố thông tin để tăng tính công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của Nhà nước đối với giao dịch chứng khoán, thu hẹp hoạt động của thị trường tự do.
- Cổ phiếu OTC Việt Nam là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là ngân hàng dùng để huy động vốn.