• (TyGiaMoi.com) - #

  • (TyGiaMoi.com) - A

  • (TyGiaMoi.com) - B

  • (TyGiaMoi.com) - C

  • (TyGiaMoi.com) - D

  • (TyGiaMoi.com) - E

  • (TyGiaMoi.com) - F

  • (TyGiaMoi.com) - G

  • (TyGiaMoi.com) - H

  • (TyGiaMoi.com) - I

  • (TyGiaMoi.com) - J

  • (TyGiaMoi.com) - K

  • (TyGiaMoi.com) - L

  • (TyGiaMoi.com) - M

  • (TyGiaMoi.com) - N

  • (TyGiaMoi.com) - O

  • (TyGiaMoi.com) - P

  • (TyGiaMoi.com) - Q

  • (TyGiaMoi.com) - R

  • (TyGiaMoi.com) - S

  • (TyGiaMoi.com) - T

  • (TyGiaMoi.com) - U

  • (TyGiaMoi.com) - V

  • (TyGiaMoi.com) - W

  • (TyGiaMoi.com) - X

  • (TyGiaMoi.com) - Y

  • (TyGiaMoi.com) - Z

Cổ phiếu bị pha loãng

Pha loãng cổ phiếu là việc phát hành thứ cấp thêm cổ phiếu phổ thông của một công ty cổ phần dưới nhiều hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

Các hình thức phát hành thứ cấp của pha loãng cổ phiếu như sau:

  1. Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu;
  2. Cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thưởng;
  3. Phát hành thêm cổ phiếu.

Pha loãng cổ phiếu sẽ làm cho:

  1. Thu nhập trên đầu cổ phiếu giảm xuống do số lượng cổ phiếu tăng lên;
  2. Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu bị thay đổi (số phần trăm sở hữu hay quyền bỏ phiếu của các cổ đông hiện hữu giảm xuống);
  3. Giá trị đơn vị cổ phiếu bị tăng lên hoặc giảm xuống căn cứ vào giá phát hành đợt cổ phiếu mới

Pha loãng cổ phiếu là gì? Ảnh hưởng của việc pha loãng cổ phiếu với doanh nghiệp và thị trường

1. Pha loãng cổ phiếu là gì? Mục đích của việc pha loãng cổ phiếu

1.1 Pha loãng cổ phiếu là gì?

Pha loãng cổ phiếu (tiếng Anh: Dilution) là việc một doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu mới ra thị trường khiến cho số lượng cổ đông trong công ty tăng lên nhưng làm cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông hiện tại bị giảm xuống.

Ngoài phương thức phát hành cổ phiếu mới, việc pha loãng còn có thể xảy ra khi người nắm giữ quyền chọn cổ phiếu thực hiện quyền của mình. Người nắm giữ quyền chọn ở đây có thể là nhân viên trong công ty hoặc các nhà đầu tư đã ký kết hợp đồng quyền chọn với công ty phát hành.

Ví dụ về pha loãng cổ phiếu:

Giả sử công ty A nắm giữ 100.000 cổ phiếu chia đều cho 5 cổ đông, mỗi người nắm giữ 20% cổ phần. A chuẩn bị phát hành thêm 100.000 cổ phiếu mới để huy động vốn. Giả sử sau đợt chào bán này công ty A có thêm 5 cổ đông mới thì tỷ lệ sở hữu của những cổ đông cũ sẽ giảm xuống còn 10%.

1.2 Mục đích của việc pha loãng cổ phiếu

Thông thường việc pha loãng cổ phiếu sẽ được diễn ra ở thị trường thứ cấp nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục đích sau:

- Tăng vốn: Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp khi quyết định phát hành cổ phiếu mới ra thị trường. Bởi việc phát hành sẽ giúp doanh nghiệp tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và sử dụng nó vào các mục tiêu kinh doanh cho công ty.

- Chống thâu tóm: Pha loãng cổ phiếu là một cách hiệu quả để giúp doanh nghiệp chống lại sự thâu tóm từ các cổ đông lớn, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông nhỏ trong công ty.

- Động viên nhân viên: Hiện nay, thay vì chi thưởng bằng tiền mặt, nhiều doanh nghiệp đã chủ trương phát hành các cổ phiếu thưởng (ESOP) cho nhân viên với một mức giá cực kỳ ưu đãi. Phương thức này không chỉ giúp cho doanh nghiệp tăng vốn điều lệ mà còn là cách để họ giữ chân nhân viên của mình.

2. Có những hình thức pha loãng cổ phiếu nào?

  • Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu

Đối với hình thức pha loãng này, doanh nghiệp có nghĩa vụ phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện yêu cầu chuyển đổi từ các nhà đầu tư.

Về cơ bản, việc chuyển đổi trái phiếu sẽ không làm thay đổi cơ cấu cổ đông trong công ty. Tuy nhiên nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản nợ vay từ trái phiếu trước đó đồng thời vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng lên.

  • Cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thưởng

Về cơ bản cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thưởng có tính chất tương tự như cổ phiếu phổ thông tuy nhiên nó sẽ giúp cho những cổ đông nắm giữ các loại cổ phiếu này sở hữu những lợi ích nhất định.

Thông thường doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu thưởng để huy động vốn, thu hút đầu tư hoặc động viên nhân viên.

  • Phát hành thêm cổ phiếu mới

- Chào bán riêng lẻ: Là việc doanh nghiệp tiến hành chào bán cổ phiếu mới phát hành cho một số ít nhà đầu tư (dưới 100 nhà đầu tư) để nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu. Danh sách các nhà đầu tư được chào bán riêng lẻ sẽ được ấn định từ trước. Thông thường có thể là các cổ đông chiến lược, cổ đông hiện hữu hoặc đối tác kinh doanh của công ty.

- Chào bán ra công chúng: Là việc doanh nghiệp tiến hành chào bán cổ phiếu mới ra thị trường và không giới hạn số lượng nhà đầu tư mua chúng. Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn lớn.

- Chào bán cho cổ đông hiện hữu: Là trường hợp doanh nghiệp phát hành và bán toàn cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Mỗi cổ đông sẽ được mua một khối lượng cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu hiện tại của mình. Phương thức chào bán này giúp doanh nghiệp tăng vốn nhưng không làm thay đổi số lượng cổ đông trong công ty.

3. Những ảnh hưởng của việc pha loãng cổ phiếu

- Đối với doanh nghiệp

+ Thay đổi cơ cấu cổ đông: Việc phát hành cổ phiếu mới ra thị trường có thể làm tăng số lượng cổ đông hiện hữu và khiến cho các cổ đông sáng lập mất quyền kiểm soát doanh nghiệp.

+ Thay đổi cơ cấu vốn: Pha loãng cổ phiếu giúp doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu và giảm đi các khoản nợ từ việc phát hành trái phiếu trước đó.

+ Thay đổi chỉ số tài chính: Khi doanh nghiệp thực hiện pha loãng cổ phiếu thì lúc này các chỉ số tài chính của công ty cũng sẽ lập tức thay đổi theo bao gồm EPS (tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần), ROE (tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu), Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu,…

+ Tăng áp lực cho ban lãnh đạo công ty: Việc pha loãng cổ phiếu làm tăng áp lực cho ban lãnh đạo doanh nghiệp khi họ buộc phải tạo ra lợi nhuận tương ứng với phần vốn đã tăng thêm.

+ Tạo ra nhiều lợi nhuận hơn: Việc phát hành cổ phiếu mới sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất từ đó dẫn đến tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty.

+ Tăng động lực cho nhân viên: Các cổ phiếu ESOP được phát hành không chỉ là công cụ giúp khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên mà còn là cách để doanh nghiệp giữ họ gắn bó với công ty trong tương lai.

- Đối với cổ đông hiện tại

+ Tỷ lệ sở hữu cổ phần bị giảm: Khi có thêm nhiều nhà đầu tư mới gia nhập vào công ty thông qua việc phát hành cổ phiếu sẽ khiến cho tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu bị giảm xuống so với ban đầu.

+ Có thể ảnh hưởng đến quyền biểu quyết, cổ tức hoặc các lợi ích trực tiếp khác: Tỷ lệ sở hữu cổ phần luôn đi kèm với quyền biểu quyết, lợi nhuận cổ tức, tỷ lệ lãi cơ bản hoặc các lợi ích khác. Và một khi tỷ lệ cổ phần bị giảm xuống thì những quyền lợi đi kèm này cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Đối với thị trường chứng khoán

+ Tăng nguồn cung: Việc các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn sẽ khiến cho nguồn cung tăng cao nhưng đồng thời cũng gây áp lực lên nhu cầu bán. Chưa kể nhiều cổ đông lo sợ cổ phiếu bị pha loãng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình nên liên tục bán ra càng khiến cho số lượng cổ phiếu lưu hành tăng cao. Trong khi đó số lượng nhà đầu tư mua cổ phiếu lại không thể đáp ứng kịp với nhu cầu bán quá lớn này. Từ đó khiến cho thị trường chứng khoán mất đi sự cân đối ban đầu.

+ Giảm tính hấp dẫn của các chỉ số định giá doanh nghiệp: Số lượng cổ phiếu lưu hành tăng cao trong khi lợi nhuận từ nguồn vốn cổ phiếu phát hành chưa kịp tăng theo đã khiến cho các chỉ số định giá của doanh nghiệp giảm theo. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy e dè và sinh ra tâm lý “ngại” mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ lên thị trường chứng khoán.

4. Làm thế nào để các cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình trước sự kiện pha loãng cổ phiếu?

- Yêu cầu doanh nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng tương đương với tỷ lệ % cổ phiếu bị pha loãng mà mình đang được nắm giữ

Về cơ bản, doanh nghiệp phải thông báo cho các cổ đông hiện hữu biết được cổ phiếu của họ sẽ bị pha loãng bao nhiêu % nếu công ty có ý định phát hành cổ phiếu mới ra thị trường. Sau đó, các cổ đông cần yêu cầu doanh nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng tương đương với tỷ lệ % cổ phiếu bị pha loãng mà mình đang nắm giữ để nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như lợi nhuận mà cổ đông xứng đáng được nhận.

Để biết được tỷ lệ tăng trưởng mà công ty phải đáp ứng khi cổ phiếu bị pha loãng, cổ đông có thể áp dụng công thức sau:

Tỷ lệ tăng trưởng phải đáp ứng = 1/(1 - tỷ lệ cổ phiếu bị pha loãng) -1

Ví dụ: cổ phiếu cổ đông đang nắm giữ bị pha loãng 13% thì tỷ lệ tăng trưởng mà công ty phải đáp ứng = 1/(1-13%) -1 = 14,94%.

- Yêu cầu doanh nghiệp áp dụng điều khoản duy trì tỷ lệ sở hữu (Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020)

Theo điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các cổ đông hiện hữu phải được “Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty”. Theo đó trong trường hợp công ty dự định phát hành cổ phiếu mới ra thị trường thì các cổ đông có thể yêu cầu doanh nghiệp áp dụng quy định này và ưu tiên chào bán cổ phiếu mới cho những cổ đông đó.

Quy định này sẽ giúp cổ đông hạn chế được tỷ lệ cổ phiếu bị pha loãng cũng như tỷ lệ cổ phần sở hữu bị giảm sút. Nhờ đó mà cổ đông hiện hữu có thể duy trì hoạch bảo vệ quyền lợi của mình sau sự kiện pha loãng.

Bài viết trên đây đã giúp cho người đọc giải đáp một số thông tin chi tiết xoay quanh việc pha loãng cổ phiếu là gì. Để cập nhật thêm các thông tin mới nhất về thị trường chứng khoán, bạn có thể truy cập ngay vào website: https://.vn/ hoặc tải ngay ứng dụng 24h Money hoàn toàn miễn phí!

(*) Lưu ý: Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy, có giá trị tham khảo cho người tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro do sử dụng nội dung này.

(TyGiaMoi.com) - Bài viết liên quan