Triển vọng ngành hàng tiêu dùng 2025: SỰ PHỤC HỒI NGÀNH FMCG ĐƯỢC DẪN DẮT BỞI CÁC NGÀNH HÀNG KHÔNG THIẾT YẾU

Nguồn báo cáo: TPS
Doanh nghiệp liên quan: THI-TLG-MWG-PNJ-DGW
Ngày phát hành: 04/12/2024
Về dài hạn, triển vọng tiêu dùng của Việt Nam khá tích cực. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2024 ước tính khoảng 276.37 tỷ USD, dự báo tăng lên 488.08 tỷ USD vào năm 2029, tương ứng với mức tăng trưởng CAGR giai đoạn 2024 – 2029 là 12.05%. • Về ngắn hạn, tiêu dùng của Việt Nam khá chậm trong năm 2024 do ảnh hưởng của lạm phát và xu hướng tăng tiết kiệm khi niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế chưa được phục hồi hoàn toàn. Tiêu dùng được kỳ vọng sẽ cải thiện dần kể từ năm 2025. • Các yếu tố có tác động tới ngành bán lẻ trong thời gian tới bao gồm: • Sự gia tăng của thương mại hiện đại: Thương mại hiện đại, bao gồm các hình thức bán lẻ có tổ chức như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cả hàng mini đã tăng trưởng đáng kể tại Việt Nam trong những năm gần đây. Các chuỗi bán lẻ đang mở rộng vào các khu vực ít đô thị hơn, các kênh thương mại số và hiện đại đang dần chiếm lĩnh, mang đến khả năng tiếp cận tốt hơn cho người tiêu dùng nông thôn. Bên cạnh đó, mô hình chiến lược toàn diện đa kênh, kết hợp giữa trải nghiệm mua sắm đang kéo khách hàng chuyển hướng từ kênh mua sắm ở chợ truyền thống sang các kênh bán lẻ hiện đại. • Sự gia tăng giàu có hộ gia đình và sự phát triển của tầng lớp trung lưu: Cơ cấu tầng lớp kinh tế Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng, thúc đẩy tiêu dùng. Năm 2024, có khoảng 56% hộ gia đình Việt Nam có mức thu nhập trên 15 triệu (592 USD) mỗi tháng. World Data Lap dự báo, Việt Nam sẽ có thêm 23.2 triệu người gia nhập nhóm trung lưu trong 10 năm tới.